Giấy phép con

GIẤY PHÉP AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Ngoài cung cấp các dịch vụ về pháp lý doanh nghiệp, Luật và Kế toán Thăng Long còn thực hiện dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm.

1. Khái niệm về giấy phép an vệ sinh an toàn thực phẩm

Là chứng nhận bắt buộc, chứng minh cơ sở đủ điều kiện vệ sinh trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thực phẩm; theo các điều kiện được quy định tại Luật An toàn thực phẩm.

Nói cách khác, cơ sở khi có sản xuất kinh doanh thực phẩm thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, trừ các trường hợp Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực thẩm theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;…

2. Khách hàng cần cung cấp những loại giấy tờ gì?

Khách hàng cần cung cấp cho Luật và Kế toán Thăng Long:

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao công chứng.

– Giấy khám sức khỏe (theo thông tư 14) của vài thành viên.

– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm mà khách hàng sản xuất kinh doanh.

Hồ sơ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối phức tạp, với các loại hồ sơ như: Bản vẽ mặt bằng cơ sở sản xuất kinh doanh, Bản thuyết minh quy trình sản xuất kinh doanh, Bản liệt kê trang thiết bị, hồ sơ tập huấn kiến thức…

3. Quy trình xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Luật và Kế toán Thăng Long

    1. Luật và Kế toán Thăng Long lắng nghe nhu cầu của khách hàng, tư vấn đầy đủ những vướng mắc, những thủ tục mà khách hàng cần phải thực hiện.
    2. Báo giá cho khách hàng để khách hàng đưa ra quyết định có hợp tác với Luật & Kế toán Thăng Long hay không.
    3. Khảo sát thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh và tư vấn set up theo đúng quy định vệ sinh an toàn thực phẩm và quy trình một chiều về an toàn thực phẩm.
    4. Ký kết hợp đồng và tiến hành soạn thảo hồ sơ trong vòng 3-5 ngày làm việc nếu khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ.
    5. Khách hàng cung cấp hồ sơ bao gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy khám sức khỏe.
    6. Thông báo cho cơ sở thông tin thẩm định của đoàn thẩm định trước 1-2 ngày để doanh nghiệp chuẩn bị tiếp đoàn
    7. Tiếp đoàn thẩm định. Luật & Kế toán Thăng Long sẽ cử người cùng tiếp đoàn với doanh nghiệp.
    8. Nhận giấy chứng nhận và bàn giao lại cho khách hàng.
    9. Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận.

4. Thời hạn của Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời hạn của tất cả các loại giấy phép an toàn thực phẩm là: 3 năm. Sau khi hết hạn, công ty, hộ kinh doanh phải gia hạn lại giấy phép.

Trước 06 tháng, tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

5. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận:

– Ban quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, thành phố.

– Bộ Y tế, Cục hoặc Chi cục an toàn thực phẩm (phụ lục II danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ y tế kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

– Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Phụ lục III danh mục các sản phẩm/ nhóm sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

– Bộ Công thương hoặc Sở Công Thương (Phụ lục IV danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương kèm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP)

Việc xác định cơ quan cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là rất quan trọng vì sẽ tránh mất thời gian, chi phí khi xác định không đúng và thẩm quyền, cơ quan cấp giấy khác nhau tùy mặt hàng mà bạn sản xuất kinh doanh.

CÔNG TY TNHH LUẬT & KẾ TOÁN THĂNG LONG